Bánh trung thu nhân cốm dừa là vị bánh được nhiều người ưa thích. Bánh với lớp vỏ truyền thống, kết hợp cùng vị cốm xanh tươi dịu ngọt mang đậm hơi thở ẩm thực Hà thành chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú. Cùng gia đình quây quần bên nhau vào ngày rằm và thưởng thức những chiếc bánh trung thu nhân cốm dừa thơm ngon, chắc hẳn sẽ rất tuyệt vời. Cùng thử tài khéo tay vào bếp với cách làm bánh trung thu cốm dừa tại nhà mà Bánh trung thu Enjoy Online chia sẻ tại đây nhé!
- Chuẩn bị: 30 phút
- Chế biến: 1 giờ
- Độ khó: Trung bình
- Khẩu phần: 3 – 4 người
Dụng cụ làm bánh trung thu cốm dừa
- Tô, chảo chống dính
- Khuôn đóng bánh
- Miếng silicon cán bột
Cách làm vỏ bánh trung thu cốm dừa tại nhà
Cách làm vỏ bánh trung thu nướng
Nguyên liệu:
Phần vỏ bánh nướng nhân cốm dừa gồm: 210 gram nước đường, 300 gram bột mì Hoa Ngọc Lan, 2 lòng đỏ trứng gà công nghiệp, 5 gram mật ong, 15 gram bơ lạc (bơ đậu phộng), 50 gram dầu ăn, 2 thìa bột trà xanh
Cách làm:
- Lấy 210 gram nước đường cho bánh nướng vào bát trộn, cho tiếp 2 lòng đỏ trứng gà, 5 gram mật ong, 15 gram bơ lạc, 50 gram dầu ăn vào khuấy tan rồi ủ trong 2 h.
- Sau khi ủ xong hỗn hợp này, đổ trà xanh vào khuấy đều, cho tiếp từng thìa bột mì vào hỗn hợp khuấy tiếp cho đến hết 300 gram bột thì thu được 1 hỗn hợp bột dẻo. Sau đó để bột nghỉ. Chú ý không nhồi bột.
- Sau khi ủ xong, lấy bột ra nhồi lại rồi chia bột thành từng viên với khối lượng bằng 1/3-1/2 nhân bánh (tuỳ sở thích mỗi nhà thích ăn vỏ bánh trung thu cốm dừa dày hay mỏng)
Cách làm vỏ bánh trung thu dẻo
Nguyên liệu:
– Phần vỏ bánh dẻo nhân cốm dừa gồm: 100g đường, 10ml dầu thực vật, 300g bột bánh dẻo, 10ml tinh dầu hoa bưởi.
Cách làm:
- Hòa đường và nước nóng với tỷ lệ 1:1, đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan. Thêm chút nước cốt chanh và đun cùng khoảng 1 phút trước khi tắt bếp. Sau đó, thêm 2 thìa dầu thực vật và tinh dầu bưởi vào nồi nước đường đã sôi.
- Cho bột bánh dẻo vào nồi nước đường còn nóng, sau đó sử dụng dụng cụ khuấy và thìa để trộn đều bột. Khi bột nguội bớt, tiếp tục nhồi bột bằng tay để bánh trung thu cốm dừa có vỏ bánh đạt được độ dẻo mịn mà không dính tay.
- Phủ một lớp ít bột khô lên bề mặt bàn làm việc, đặt khối bột bánh dẻo lên trên. Tiếp theo, phủ một lớp bột khô nữa lên khối bột và để nghỉ khoảng 30 phút.
Lưu ý: Ngoài màu trắng truyền thống, bạn có thể tạo màu vỏ bánh trung thu cốm dừa bằng cách sử dụng nước ép từ các nguyên liệu như thanh long đỏ, cà rốt, cacao, cam, tinh bột nghệ, để tạo ra những màu sắc đa dạng và hấp dẫn.
Cách làm nhân bánh trung thu cốm dừa tại nhà
Nguyên liệu:
- Cốm tươi 400 gram
Lưu ý: Ngoài cốm tươi, cốm dẹp, bạn có thể sử dụng cốm khô, cốm Vòng để làm nhân bánh tùy theo điều kiện và khẩu vị. Nếu dùng cốm khô, bạn cần cho vào thau nước lạnh ngâm cho mềm hạt nhé.
- Dừa nạo 400 gram
- Bơ lạt 40 gram
- Lòng đỏ trứng 1 cái
- Sữa đặc 80 gram
Cách chế biến nhân bánh trung thu cốm dừa:
Làm nóng chảo, cho dừa nạo, 1 lon sữa đặc, 80 gram đường cát trắng, 40gram bơ lạt, dầu ăn đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Sên lửa vừa khoảng 15 phút, sau đó cho cốm vào trộn cùng thêm 2 phút là được. Sau khi sên nhân xong, chia nhân thành 12 phần bằng nhau.
Tạo hình bánh trung thu cốm dừa
- Chia phần vỏ bánh trung thu cốm dừa thành 10 phần bằng nhau (tùy theo phần nhân bạn chia trước đó và lượng bột bạn trộn làm vỏ bánh với kích thước bạn muốn làm.
- Để bột nghỉ 10p sau đó cán bột bánh trung thu cốm dừa thành một khối mỏng vừa phải.
- Đặt phần bột cán mỏng lên lòng bàn tay, cho nhân bánh vào giữa, túm mép và vo tròn nhẹ nhàng để phần vỏ bao kín lấy phần nhân. Làm lần lượt như vậy với phần vỏ và nhân đã chia trước đó.
- Cho khối bánh và nhân đã tạo trước đó vào khuôn nhẹ nhàng để tránh bánh bị nứt làm lộ nhân, rồi từ từ ấn khuôn ép bánh trung thu cốm dừa ra ngoài.
Cách chia nhân bánh trung thu cốm dừa và vỏ bánh
- Khuôn 50g: Chia với tỉ lệ 20g vỏ bánh, 30g nhân bánh.
- Khuôn 75g: Chia với tỉ lệ 30g vỏ bánh, 45g nhân.
- Khuôn 125g: Chia với tỉ lệ 50g vỏ bánh, 75g nhân.
- Khuôn 150g: Chia với tỉ lệ 60g vỏ bánh, 90g nhân.
Phần trứng thoa mặt bánh:
Tròng đỏ trứng đánh hơi nổi với 1 muỗng dầu mè, 1 muỗng nước lã + 1/2 muỗng cà phê nước màu kho cá + 1 giọt màu vàng thực phẩm
Nướng bánh trung thu cốm dừa tại nhà
- Bật lò nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C để làm nóng trước.
- Xếp bánh trung thu cốm dừa lần lượt vào lò nướng, nướng trong 10 phút ở 200 độ C. Trong lúc này chuẩn bị hỗn hợp phết lên bề mặt bánh trung thu cốm dừa gồm: 2 lòng đỏ quả trứng gà cùng 2 muỗng canh dầu ăn khuấy đều
- Hết 10 phút thì xịt phun sương nước lọc lên bề mặt bánh trung thu cốm dừa, và rồi phết hỗn hợp trên lên trên mặt bánh.
Tiếp tục nướng thêm 10 phút nữa là hoàn thành, để bánh nguội rồi thưởng thức.
Thành Phẩm
Với công thức làm bánh trung thu cốm dừa ở trên, bạn sẽ có được một mẻ bánh ngon với vỏ bánh vàng đều đẹp mắt, nhân bánh ngọt dịu, mềm dẻo hấp dẫn. Bánh ăn ngon nhất sau 2 ngày, lúc này nhân bánh tươm dầu giúp vỏ bánh mềm dẻo hơn. Bạn có thể thưởng thức bánh trung thu cốm dừa cùng với một tách trà để tăng thêm hương vị.
Hạn sử dụng bánh trung thu cốm dừa
Bánh trung thu handmade thường không sử dụng chất bảo quản nên bảo quản bánh ở nơi thoáng mát và sử dụng trong vòng 7 ngày tùy theo mỗi loại bánh và nhân bánh. Nếu bánh trung thu cốm dừa được nướng kĩ hơn thì có thể để trong vòng 10 ngày. Riêng đối với các loại bánh trung thu cốm dừa dẻo thì chỉ có thể sử dụng trong vòng 4 – 5 ngày, vì bánh rất nhanh cứng và khô vỏ, ăn sẽ không còn ngon nữa.
Cách bảo quản bánh trung thu cốm dừa
Nếu bạn chưa có nhu cầu ăn bánh ngay sau khi làm xong, hãy thực hiện bảo quản theo cách sau:
- Khi lấy bánh trung thu cốm dừa ra từ lò, bạn hãy để bánh nguội hoàn toàn, sau đó mang cho vào túi kín kèm với gói hút ẩm và đặt ở nhiệt độ thường.
- Nếu muốn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, bạn nên gói kín bánh lại. Lúc thưởng thức, bạn hãy cho bánh vào lò nướng hoặc lò vi sóng để hâm lại giúp giữ nguyên được hương vị cho bánh trung thu cốm dừa.
Lưu ý khi làm bánh trung thu cốm dừa
- Khi trộn bột sẽ tùy theo loại bột mới hay cũ mà bạn tăng hay giảm lượng bột để bột dẻo hơn, thông thường loại bột khô sẽ rút nước nhiều hơn loại bột mới.
- Khi sên nhân bạn không nên sên quá lâu nhân bị khô dẫn đến bánh trung thu cốm dừa bị cứng không ngon.
- Bánh Trung thu cốm dừa khi nướng bạn nên chú ý đến nhiệt độ, bởi ở mỗi loại lò nướng sẽ có mức nhiệt khác nhau.
- Bánh sau khi nướng bạn không nên lấy ra khỏi lò ngay, mà để cho bánh trung thu cốm dừa nguội bớt rồi mới di chuyển bánh.
Các cách làm bánh trung thu cốm dừa tại nhà không cần lò nướng
1. Cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Nhắc tới việc làm bánh tại nhà, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc nướng bánh trong lò nướng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng cách làm bánh Trung thu cốm dừa tại nhà không cần lò nướng bằng nồi cơm điện, vừa tiện dụng lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Quét 1 lớp hỗn hợp gồm dầu ăn, lòng đỏ trứng và nước tro tàu lên bề mặt bánh để làm bánh trung thu cốm dừa khi chín được đẹp và bắt mắt hơn. Sau đó, phết một lượng nhỏ dầu ăn quanh nồi hoặc đặt một lớp giấy bạc ở đáy để tránh tình trạng bánh dính nồi.
- Bước 2: Đặt bánh vào nồi rồi nhấn nút Cook, đến khi nhảy sang chế độ Warm thì chờ tiếp 15 phút và nhấn tiếp nút cook. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần để bánh chín đều.
- Bước 3: Sau khi bánh chín vàng, bạn lấy bánh ra và thưởng thức món bánh thơm ngon, mềm dẻo.
Chú ý thường xuyên kiểm tra mặt bánh trung thu cốm dừa trong quá trình nướng bằng nồi cơm điện để đảm bảo bánh chín vàng đều.
2. Cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng
Khi nướng bánh trung thu cốm dừa bằng lò vi sóng, bạn không cần phải trải lớp trứng và nước đường lên bề mặt bánh trước mà có thể thực hiện điều này sau khi nướng xong lần 1. Cách làm bánh trung thu cốm dừa tại nhà không cần lò nướng này sẽ bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Làm nóng lò vi sóng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 – 20 phút.
- Bước 2: Cho bánh vào khay nướng, bật chế độ nướng và tiến hành nướng bánh trong 10 phút rồi lấy ra, xịt vào bánh một lớp nước mỏng và để nguội trong 5 phút.
- Bước 3: Khi bánh đã nguội, bạn phết 1 lớp hỗn hợp gồm dầu ăn, lòng đỏ trứng và nước tro tàu lên bề mặt bánh để làm bánh khi chín có màu sắc bắt mắt hơn.
- Bước 4: Tiếp tục đặt bánh trung thu cốm dừa vào lò vi sóng và nướng thêm 10 phút là hoàn thành.
3. Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Ngoài nồi cơm điện hay lò vi sóng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để làm bánh. Các bước làm bánh trung thu cốm dừa bằng nồi chiên không dầu thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm nóng nồi chiên trong 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Tiếp đến bạn xếp bánh trung thu cốm dừa vào lòng nồi, nướng lần 1 trong 5 phút ở nhiệt độ 150 độ C, rồi lấy bánh ra để nguội.
- Bước 2: Khi bánh đã nguội, bạn quét hỗn hợp nước đường bánh nướng, dầu ăn và lòng đỏ trứng lên mặt bánh để làm bánh trung thu cốm dừa được đẹp hơn. Tiếp tục nướng lần 2 trong 4 phút ở 140 độ C, khi bánh ngả vàng thì lấy ra và để nguội.
- Bước 3: Tiếp tục phết hỗn hợp như trên và đặt bánh vào lòng nồi lại lần 3 trong 5 phút ở nhiệt độ 140 độ C nữa là được. Khi lấy bánh ra ở lần nướng cuối này, bạn có thể thấy vỏ bánh trung thu cốm dừa sẽ hơi cứng nhưng không sao cả, khi nguội sẽ làm bánh trở nên mềm hơn.
Khắc phục các lỗi khi làm bánh nướng
Với những người mới bắt đầu học làm bánh trung thu cốm dừa, không thể không tránh khỏi việc làm bánh hỏng hay mắc các lỗi cơ bản trong làm bánh, nhất là loại bánh mất khá nhiều công đoạn từ làm nhân bánh và làm vỏ bánh. Bạn đọc tham khảo và áp dụng một số mẹo phổ biến dưới đây nhé.
- Nước đường đọng hạt li ti
Để khắc phục lỗi này, khi đang nấu nước đường làm bánh trung thu cốm dừa thì không được dùng bất cứ thứ gì để khuấy nước đường trong thời gian đang nấu bạn nhé!
- Bánh bị khô và cứng
Để khắc phục lỗi này, bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau. Bánh trung thu cốm dừa bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao.
- Bánh bị ướt
Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh trung thu cốm dừa, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không nên dùng nữa. Cuối cùng là chú ý việc xịt nước trong quá trình nướng bánh là chỉ xịt cao tay cho bánh có độ ẩm và nguội bớt chứ không xịt ướt.
- Bánh bị nứt khi nướng
Để khắc phục điều này, bạn hãy phết hỗn hợp trứng vừa đủ lên mặt bánh trung thu cốm dừa và phải chắc chắn là vỏ bánh đã khô, sử dụng chổi chuyên dụng để có thể quết một lớp mỏng vừa đủ, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã se lại và không còn ướt.
- Bánh lên màu không đẹp
Thông thường, theo kinh nghiệm làm bánh, chúng ta phải nấu nước đường trước 1 – 2 tháng thì khi làm bánh trung thu cốm dừa mới đẹp. Nước đường để càng lâu thì bánh lên màu càng đẹp. Ngoài ra bạn nên hòa thêm một chút màu thực vật hoặc bột tro tàu vào hỗn hợp quét lên mặt bánh trung thu cốm dừa khi nướng nhé!
Tại sao nên làm bánh trung thu handmade
Những năm gần đây, xu hướng làm bánh tại nhà dần trở nên hot hơn bởi một số lý do:
- Giá thành rẻ hơn: Khi làm bánh tại nhà, bạn chỉ cần chi trả cho nguyên liệu làm bánh và một số ít chi phí nhỏ khác như bao bì, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Kích thước dễ tùy chỉnh: Bạn có thể làm bánh tại nhà với kích thước nhỏ hơn, nguyên liệu ít hơn phù hợp với lượng thức ăn của mỗi người.
- Thành phần và độ ngọt có thể thay đổi: Làm bánh tại nhà cho phép bạn điều chỉnh thành phần, độ ngọt, nguyên liệu làm bánh phù hợp với nhu cầu sức khỏe và sở thích cá nhân.
- Tạo ra bánh chất lượng và an toàn: Khi làm bánh tại nhà, bạn hoàn toàn kiểm soát được quá trình chế biến từ việc chọn lựa nguyên liệu làm bánh tại nhà đến việc thực hiện từng bước làm bánh.
- Cơ hội kiếm tiền: Điều này không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập mà còn là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và tài năng của bạn trong lĩnh vực nghệ thuật ẩm thực.
Câu hỏi thường gặp
Bánh trung thu cốm dừa bao nhiêu calo?
Câu hỏi về việc bánh trung thu cốm dừa bao nhiêu calo là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Enjoy Online sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người dưới đây nhé:
100g bánh nướng thường trên 500 calo, 100g bánh dẻo thường trên 700 calo. Với những con số trên, có thể thấy rằng, dù là ở dạng bánh nướng hay bánh dẻo thì lượng calo mà bánh cung cấp cho cơ thể cũng sẽ chiếm từ 500 – 1000 calo, tương đương với 2 – 3 bát cơm, 2 ly trà sữa hoặc 1 tô phở nhỏ.
Theo WHO (tổ chức Y tế Thế giới), một người trưởng thành trung bình sẽ nạp vào cơ thể 2000 calo/ngày. Qua thông tin trên có thể thấy nếu bạn ăn quá nhiều bánh thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi. Liều lượng khi thưởng thức bánh được khuyên dùng là 1-2 cái/ ngày. Với liều lượng này đã có thể cung cấp đủ mức năng lượng mà cơ thể cần, nếu ăn quá nhiều bánh trung thu cốm dừa sẽ gây thừa calo và rất dễ bị tăng cân.
Mua bánh trung thu chính hãng giá tốt ở đâu?
Để tìm kiếm và mua các sản phẩm bánh chất lượng, giá cả hợp lý và còn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên xem xét việc lựa chọn mua bánh tại Enjoy Online, nơi bạn có thể tìm thấy các thương hiệu bánh uy tín như:
- Bánh Trung thu Kinh Đô.
- Bánh Trung thu Givral.
- Bánh Trung thu Như Lan.
- bánh trung thu đại phát 2024
- Bánh Trung thu Hỷ Lâm Môn
- Bánh Trung thu Phúc Long
- Bánh Trung thu Brodard
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về những nguyên liệu làm bánh tại nhà cần chuẩn bị và các công đoạn để tạo nên những chiếc bánh trung thu cốm dừa thơm ngon, đẹp mắt, cách bảo quản đúng chuẩn, cũng như cách khắc phục lỗi khi làm bánh trung thu cốm dừa. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trung thu cốm dừa của Enjoy Online chia sẻ. Xem cách làm loại bánh khác dưới đây nhé!
Cách làm bánh trung thu nhân phô mai béo ngậy cực đơn giản tại nhà